||đọc|| Totto-chan: The Little Girl at the Window

totto-chan

theo mục đích “to lớn” được đặt ra trong bài viết trước đây của mình ở đây: ||đọc|| Mục đích đọc sách trong những năm tới, thì mình lại tiếp tục ráng đọc nhiều sách hơn 🙂

mình vừa đọc xong cuốn Totto-chan: The Little Girl at the Window (tựa tiếng Việt là Tottochan – Cô bé bên cửa sổ)

câu chuyện kể về cô bé Totto-chan học lớp một, bị đuổi khỏi trường tiểu học mà cô bé mới nhập học vì sự ngỗ nghịch không giống ai của cô bé. mẹ Tottochan giấu không cho cô bé biết về việc cô bé bị đuổi học, bà dẫn Tottochan tới xin học ở một ngôi trường khác tên là Tomoe. Tại trường tiểu học Tomoe, Tottochan đã học tập và lớn lên cùng những người bạn đặc biệt. Tất cả các em học sinh đều nhận được một sự giáo dục thật đặc biệt từ thầy hiệu trưởng đáng kính Kobayashi. Phương châm dạy và học của thầy là hãy để trẻ thơ được tự do làm những điều chúng muốn, không có một đứa trẻ nào là ngỗ nghịch hay xấu xa cả, nếu chúng ta biết động viên trẻ thơ, biết cố gắng để hiểu trẻ thơ, và không bao giờ gạt bỏ đi những ước mơ của trẻ nhỏ <3 “Leave them to nature. Don’t cramp their ambitions. Their dreams are bigger than yours.” <3

cuốn sách rất hay, càng về sau càng hấp dẫn. hình ảnh ngôi trường Tomoe, thầy hiệu trưởng Kobayashi, Totto-chan, và những bạn học của cô bé được khắc hoạ vô cùng rõ nét qua những mẩu chuyện nhỏ xuyên suốt thời gian học từ lớp 1 tới lớp 3 của Totto-chan dưới mái trường. mình sẽ rất nhớ ngôi trường Tomoe với những toa tàu, cô bé Tottochan chạy vù vù về nhà từ ga xe lửa, cột tóc lắc lư bay trong gió, hay những bữa ăn trưa ở trường Tomoe với “something from the ocean and something from the hills”.  cuốn sách để lại cho mình một bài học rất lớn về giáo dục. thật sự mình mơ ước ở Việt Nam tới một ngày sẽ có những ngôi trường như trường tiểu học Tomoe, nơi mà học sinh được cổ vũ, động viên làm những điều mà các em thích, nơi mà giáo viên là một người bạn, một người khơi nguồn cảm hứng tới trường cho các em. Trường học là nơi nuôi dưỡng các em trở thành những cá thể riêng biệt chứ không phải rập khuôn các em trong một khuôn mẫu chung con ngoan – trò giỏi 😀 sau này có con, có lẽ mình sẽ đem cuốn sách ra đọc lại 😛 vì cuốn sách không chỉ là một câu chuyện nhỏ dành cho thiếu nhi, mà còn là một bài học lớn về cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ thơ.

cuốn sách khá nhẹ nhàng và dễ đọc. tuy nhiên 1/3 phần đầu của cuốn sách mình đọc khá là chậm, vì mình thấy đoạn đầu sách viết về phương pháp giáo dục hơi bị nhiều khiến mình thấy khá khô khan. mỗi ngày mình chỉ đọc được vài trang trước khi đi ngủ cho tới phần giữa cuốn sách 😛 (nhưng mình vẫn ráng đọc nhé vì mình không muốn bỏ cuộc/bỏ dở giữa chừng thêm một cuốn sách nữa). Nửa cuối cuốn sách mình đọc vèo vèo trong 2 lần ngồi xe buýt 1 tiếng rưỡi. Đọc như bị say mê và hút vào câu chuyện. Càng về sau, câu chuyện càng cuốn hút và sâu sắc hơn <3

về từ vựng, 85% cuốn sách là từ vựng thông dụng nên khá dễ đọc

mình thấy cuốn sách này, dù là bản tiếng Anh hay tiếng Việt, thì bạn nào quan tâm về trẻ thơ, cách giáo dục con trẻ, hay đơn giản là muốn tìm một câu chuyện thiếu nhi/người lớn nhẹ nhàng, không cầu kì phức tạp, hoặc là muốn đọc để hiểu thêm về nền giáo dục của nước Nhật và con người Nhật, thì đừng ngại thử đọc cuốn sách này <3

em cám ơn anh Bách 😉

Leave a Comment