||Canada|| lần đầu du học sinh qua Canada cần mang theo những gì?

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

một năm học mới nữa lại tới gần. và với những bạn du học sinh lần đầu đặt chân tới một đất nước xa lạ thì có lẽ ngoài những cảm giác háo hức, hồi hộp thì trong lòng các bạn khó tránh khỏi một chút cảm xúc lo lắng. vì vậy hôm nay mình lên blog truyền lại một số bí kíp cá nhân cho các bạn du học sinh sắp qua Canada mà đang có vài thắc mắc như: mình nên chuẩn bị đem gì trong hành lý / những vật dụng, những thứ quan trọng nhất cần đem qua Canada trong lần đầu đi du học là gì? 😀

đầu tiên, mình xin nói trước là danh sách đồ đạc mình sắp nói tới ở đây sẽ như sau:

  • không bao gồm những thứ mà bạn có thể đã biết qua tìm hiểu/qua trung tâm tư vấn hoặc qua kinh nghiệm bản thân/gia đình – ví dụ những thứ như là: cần đem theo hộ chiếu (passport), đem theo giấy tờ tuỳ thân (căn cước công dân), giấy nhập học, đem theo tiền mặt/thẻ tín dụng blô blah blah blah – vì đây là những thứ căn bản nhất rồi và thông tin về những thứ này thì đã đầy đủ trên các trang web trên Internet hết rồi 😀
  • không có tính áp dụng cao cho những bạn đã có điều kiện sẵn để mang theo tiền và dự định sẽ mua hết tất cả mọi thứ bằng tiền đô la sau khi đã tới Canada 🙂
  • không có tính áp dụng cho các bạn đã sang Canada những lần tiếp theo sau lần đầu tiên vì các bạn đã quen với cuộc sống ở Canada và có thể tự đi mua đồ tốt hơn (thậm chí rẻ hơn) ở Canada.

sau khi đã nói rõ 3 điều trên, thì mình xin đưa ra một số vật dụng mà mình thấy cần thiết theo kinh nghiệm cá nhân để sử dụng trong kì học đầu tiên ở Canada như sau:

1. Vài bản phô tô dịch công chứng (và bản gốc nếu có thể) của các giấy tờ sau: bảng điểm học bạ cấp 3, bằng tốt nghiệp cấp 3 (và các loại bằng tốt nghiệp đại học/cao đẳng khác nếu có), giấy khai sinh, các giấy tờ giải thưởng – nhìn chung là tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt mà sẽ giúp bạn nộp được thêm 1-2 bộ hồ sơ du học nữa.

Lý do mà bạn cần đem theo bản phô tô dịch công chứng các giấy tờ này là: có thể là sau khi học 1-2 kì, bạn sẽ đổi ý và muốn chuyển trường, hoặc khi bạn tới nơi thì trường yêu cầu cung cấp thêm một số giấy tờ, hoặc bạn xin đi làm một công việc gì đó hoặc xin một giấy tờ gì đó từ chính phủ thì bị yêu cầu nộp các giấy tờ trên – thì bạn đã có sẵn bản dịch công chứng rồi chứ không phải lo đi tìm người dịch công chứng tiếng Việt nữa.

Các trường hợp mà bạn cần sử dụng các giấy tờ này là rất hiếm xảy ra, nhưng nếu đã xảy ra thì thường là “gấp rút”, vì vậy luôn có sẵn chúng bên người sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro trong tương lai. Trong 4 năm học đại học của mình, mình chưa bao giờ phải sử dụng bất kì một bản dịch phô tô công chứng nào mà mình đem theo từ năm nhất đại học cả 😀 tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp thì mình lại cần tới chúng cho một số việc khác 🙂 vậy nên, cẩn thận vẫn hơn vì bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần tới chúng đâu 😉

2. Các loại thuốc chữa bệnh thông thường như thuốc cảm cúm, thuốc đau bụng và các bệnh bạn hay gặp (ví dụ như là con gái khi tới “ngày ấy” thường bị đau bụng thì bạn nên mang theo số thuốc đủ cho 1 năm du học đầu tiên)

Lý do mà bạn cần đem theo các loại thuốc này (mặc dù ở Canada cũng có bán ở hiệu thuốc) đó là:

  • giá thuốc ở Canada khá là đắt đỏ so với Việt Nam (nhất là khi các bạn mới qua và đổi tỉ giá thử $1 đô thành 17 ngàn đồng), các loại thuốc thông thường như thế này không cần đơn của bác sĩ mà bạn có thể tự mua trong hiệu thuốc được. tuy nhiên, khi không có đơn của bác sĩ thì bảo hiểm y tế của tỉnh và của trường sẽ không trả lại tiền thuốc cho bạn mà bạn sẽ phải trả 100%.
  • các bạn có thể chưa quen thuộc với các loại thuốc ở Canada để tự vào hiệu thuốc lựa chọn thuốc để mua (quầy thuốc ở Canada được thiết kế như siêu thị/cửa hàng tiện lợi nên bạn không nhất thiết phải gặp dược sĩ/dược tá để mua thuốc mà có thể tự vào lấy thuốc rồi ra trả tiền), hoặc là tiếng Anh của bạn chưa đủ tốt để vào quầy thuốc gặp dược sĩ và miêu tả tình trạng bệnh cho họ để họ chỉ tên thuốc cho bạn mua.
  • trong kì học đầu tiên, bạn sẽ rất bận rộn làm quen với môi trường mới, cuộc sống mới, và có thể chưa có nhiều bạn bè để nhờ trợ giúp. Vì vậy, khi bị bệnh nặng mà không thể tự đi mua thuốc được thì có sẵn thuốc trong phòng là cứu cánh tuyệt vời (thử tưởng tượng 1 ngày trời lạnh âm 10 độ ở Toronto, hoặc trời không lạnh nhưng mưa tầm tã ở Vancouver mà bạn bị cảm cúm/sốt… và phải tự đi mua thuốc bằng phương tiện công cộng như xe buýt…)

Năm đầu tiên qua Canada, mình đem theo khá nhiều thuốc do dì mình là bác sĩ lên danh sách giùm nhưng mình không cần dùng tới. Thuốc mà mình thực sự phải dùng tới là thuốc cảm cúm (mình quen uống Tiffy ở Việt Nam nên năm đầu tiên mình đem Tiffy theo, sau này khi đã quen ở Canada rồi thì mình không dùng Tiffy nữa mà chỉ ra hiệu thuốc ở Canada mua Tylenol cảm cúm để ở nhà phòng hờ khi bị bệnh), thuốc đau bụng theo tháng của con gái (sau này quen với hiệu thuốc ở Canada rồi thì mình dùng thuốc Maxidol) và thuốc đau bụng. Ngoài ra mình còn đem theo chai dầu gió xanh nữa 🙂

3. Đồ ăn khô của Việt Nam như: mì gói/mì tôm, các loại gia vị kiểu Việt Nam như là hạt nêm hoặc 1 loại tương ớt/muối ớt/muối tôm/sa tế… nào đó mà bạn không thể thiếu được khi ăn. Một lưu ý nhỏ khi đem gia vị như hạt nêm hay là đồ khô đó là bạn không cần đem quá nhiều đâu, vì chỉ sau vài tuần ở Canada là bạn sẽ nhận ra ở thành phố của bạn (nhất là nếu bạn ở trong top 5 thành phố lớn nhất Canada) kiểu gì cũng có chợ Việt Nam hoặc chợ châu Á như chợ T&T, và trong các chợ này thì đồ gia vị, đồ khô của châu Á, cả nước mắm, nước tương, tương ớt… đều được bán đầy đủ cả, và giá ở trong khoảng vài đô mà thôi.

Lý do mà bạn cần đem theo các sản phẩm made in Vietnam này là:

  • trong những tuần đầu tiên ở Canada, bạn có thể chưa có thời gian đi chợ (đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên khi vừa đáp máy bay và đi về kí túc xá/nhà trọ) – và mì gói sẽ là sản phẩm đồ ăn cứu đói dễ nấu và dễ ăn nhất 😀
  • cũng trong những tuần đầu tiên ở Canada, kể cả nếu bạn đã tìm được tới chợ Tây hay thậm chí là chợ châu Á, chợ Việt, thì việc sinh viên mới xa nhà, gặp phải các loại thức ăn, rau củ quả mới lạ cũng sẽ gây khó khăn cho bạn khi nấu những bữa ăn đầu tiên – việc đi chợ vài lần đầu mà về nhà vẫn thiếu gia vị hay thiếu đồ ăn là chuyện rất bình thường, sau này khi quen dần với cuộc sống ở Canada thì bạn sẽ khắc phục được thôi 🙂 nhưng những đồ khô mà bạn đem từ Việt Nam qua đảm bảo sẽ là cứu cánh hữu ích trong những tình huống thiếu thốn này.

Lần đầu qua Canada, mình đem theo khoảng chục gói mì Omachi đủ các hương vị vì những gói mì này đã giúp mình sống sót qua những ngày đầu bỡ ngỡ 😀 mình còn đem 2 túi “bột canh i ốt”, 1 túi hạt nêm từ thịt nữa vì sợ không có gia vị hợp khẩu vị 😛 sau này khi phát hiện ra chợ Việt Nam có đủ các loại gia vị thì mình thấy mình đem theo hơi nhiều – chỉ cần đủ cho 2 tháng đầu là được rồi. Và sau khi mua được nước mắm thì mình cũng không bao giờ cần dùng tới bột canh i ốt và hạt nêm từ thịt nữa 😀

Ngoài ra, nếu bạn thích ăn bánh trung thu thì nhớ đem thêm 1-2 hộp bánh qua, vì tháng 9 khi bạn bắt đầu đi học thì cũng là mùa trung thu ở Việt Nam. Đem bánh trung thu theo, vừa có đồ ăn để đỡ nhớ nhà, vừa có thêm một loại snack cứu đói nữa bên cạnh món mì gói/mì tôm 😀 bánh trung thu đem làm quà tặng cho các anh chị bên hội sinh viên Việt Nam đã giúp đỡ bạn, hoặc là chủ nhà trọ của bạn cũng là món quà rất ý nghĩa.

Các bạn nữ nếu thích ăn vặt thì cũng có thể ráng đem thêm (nếu còn dư hành lý) những món ăn vặt bạn thích như bánh tráng trộn, ô mai/xí muội và các đồ ăn vặt “nhỏ và nhẹ” khác.

4. Quần áo ấm: đây là chủ đề thường có nhiều ý kiến trái chiều vì mình đã nghe từ nhiều nguồn rằng “nên qua Canada rồi mới mua quần áo ấm vì quần áo ấm ở Canada đúng chuẩn và hợp với mùa đông ở Canada hơn” còn bản thân mình thì không 100% đồng tình với quan điểm này lắm.

Thứ nhất, để xác định được nhu cầu quần áo ấm, thì bạn nên dựa vào thành phố mà bạn tới. Mình xin lấy ví dụ là các thành phố lớn ở Canada. Đầu tiên, nếu bạn tới Vancouver/Victoria thì nhu cầu quần áo ấm của bạn sẽ không quan trọng như các bạn ở các thành phố khác vì mùa đông ở 2 thành phố này khá “ấm áp” so với mặt bằng chung ở Canada. Hai thành phố này mùa đông nhiệt độ rất ít xuống dưới 0 độ C, chủ yếu có mưa chứ không có tuyết nên việc “chống lạnh” không quan trọng bằng việc “chống ướt”. Các loại quần áo chống thấm nước, thoáng, nhanh khô sẽ được đề cao hơn các loại quần áo giữ nhiệt và các loại áo khoác lông ngỗng 🙂 Ngược lại, nếu điểm đến của bạn là Toronto/Montreal/Calgary/Edmonton thì “brace yourself”, mùa đông ở Canada của bạn sẽ lạnh đấy 😀 vấn đề quần áo ấm ở các thành phố này cần được chú trọng hàng đầu.

Thứ hai, để xác định được nhu cầu quần áo ấm, thì bạn nên thử xem khả năng tài chính của bạn tới đâu. Nếu vừa sang tới Canada và 2-3 tháng sau thì trời trở lạnh xuống âm độ thì bạn có đủ khả năng tài chính mua một chiếc áo khoác với giá dao động từ $100 đô tới trên $100 +++ rất nhiều đô hay không, hay là bạn chỉ đủ khả năng chờ tới đợt “sale”/giảm giá để mua quần áo đã được giảm 30%-50%-80% giá? Nếu tiền không phải là vấn đề, thì mình nghĩ là sang tới Canada rồi mua quần áo ấm cho hợp thời gian, hợp khí hậu, và chất lượng đảm bảo. Nếu tiền là một vấn đề (như trường hợp của mình hehe) thì mua đồ ở Việt Nam đem qua lại có lý hơn 😀 Lưu ý là quần áo ấm không chỉ bao gồm một chiếc áo khoác, mà còn gồm rất nhiều thứ tốn kém khác như: quần áo mặc lớp lót bên trong (layering như kiểu quần legging hoặc áo mỏng mặc lót bên trong), găng tay, tất chân/vớ, mũ len, khăn quàng cổ,… khi cộng nhiều món nhỏ lại thì sẽ ra một khoản tiền không nhỏ chút nào 😀

Sau khi đã xác định được nhu cầu và khả năng tài chính của bạn, thì mình có vài tips mua đồ như sau:

  • nên mua đồ ở Việt Nam đem qua – nhưng không được mua quá nhiều, vì bạn sẽ nhận ra sau vài tháng ở Canada hoặc sau 1 mùa đông là đồ từ Việt Nam đem qua thường không đủ ấm hoặc kể cả nếu bạn mua ở những chỗ chuyên bán đồ xuất khẩu và đồ mùa đông cho người đi nước ngoài thì các quần áo ở đó thường có màu sắc và mẫu mã không hợp mốt với phong cách ăn mặc của người Canada 😀 luôn luôn phải ghi nhớ rằng sau một mùa đông là phần lớn quần áo đem từ Việt Nam qua sẽ không còn hợp với bạn nữa 😀
  • các loại giầy boots đi mùa đông (chống nước, chống trơn trượt) thì nên đợi tới khi qua tới Canada mới mua, và nếu được thì chờ tới đợt sale lễ tạ ơn của Canada vào tháng 10 (lễ của Mỹ thì vào tháng 11 có ngày Black Friday nhưng lúc này Canada lạnh mất rồi). thường thì các bạn du học sinh sẽ qua vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, lúc này thời tiết đang còn ấm nên các bạn mang giày thể thao sneakers có sẵn của các bạn ở Việt Nam vẫn dùng rất ngon lành.
  • các loại quần áo layering (mặc theo nhiều lớp mỏng phía trong để giữ ấm tốt hơn là chỉ mặc 1 lớp bên trong và 1 áo khoác dày phía ngoài) thì qua Canada các bạn có thể mua hoặc mua sẵn từ Việt Nam cũng được. Mình thích đồ ở Uniqlo (cả Canada và Việt Nam đều có) vì giá cả rất phải chăng, lại có dòng “heat tech” mỏng nhẹ hợp để mặc lót bên trong với mùa đông Canada.
  • không cần mua hoodie từ Việt Nam cho lắm vì khi đi học bạn sẽ nhận ra là trường bạn bán rất nhiều hoodie có lô gô của trường ở trong hiệu sách – và sinh viên thì rất thích mặc hoodie của trường 🙂

5. Các vật dụng vệ sinh cá nhân: đừng quên mang 1 tuýp kem đánh răng nhỏ, một cục xà bông nhỏ, 1-2 cái bàn chải đánh răng, vài túi dầu gội nhỏ, một số đồ hàng tháng cần dùng đối với các bạn nữ… để giúp bạn sạch sẽ thơm tho trong những tuần đầu tiên khi mà bạn chưa kịp đi siêu thị mua các đồ vệ sinh cá nhân 😀

6. Các đồ dùng/dụng cụ học tập cho vài tuần đầu tiên:

Một trong những nơi đầu tiên mà bạn sẽ ghé thăm trong trường chính là hiệu sách của trường. thường thì hiệu sách sẽ bán đầy đủ các dụng cụ học tập mà bạn cần – nhưng giá cả dù là vài đô một món thì khi cộng lại nhiều món nhỏ cũng sẽ thành một khoản lớn 😀 vì vậy nên bạn có thể đem sẵn theo vài cây bút chì, vài cây bút mực mà bạn quen dùng từ cấp 3, các loại giấy sticky notes, thước kẻ, cục gôm tẩy bút chì… để khỏi phải lâm vào cảnh thiếu nọ thiếu kia trong vài tuần đầu tiên.

Nếu bạn có dự định đem theo máy tính cầm tay Casio cho các lớp toán/lý/hoá/khoa học/kĩ sư… gì đó, thì nên tham khảo với trường/thầy cô và các anh chị sinh viên đi trước xem máy tính có cần phải đúng theo tiêu chuẩn của trường hay không.  một số loại máy tính cầm tay Casio như máy FX-MS và FX-ES được chấp nhận, nhưng có máy thì lại không được tuỳ theo quy định của trường.

Nếu bạn định đem các loại giấy viết qua Canada thì mình khuyên các bạn không nên, vì kích thước của tờ giấy ở Canada rất khác với kích thước giấy A4 và các loại sổ/vở/tập ở Việt Nam 🙂 khi đem giấy ở Việt Nam qua thì nó sẽ khó đựng vừa ở trong các “binder”/các cuốn bìa cứng kẹp giấy ở bên Canada.

7. Một số đồ chuyên dụng:

Các đồ chuyên dụng tuỳ theo hoàn cảnh của bạn mà bạn nên đem theo, đó là:

  • Mắt kính/kính cận dự phòng cho các bạn bị cận
  • Bộ chuyển điện 220V sang thành 110V nếu đồ điện tử của bạn có món nào đó không chạy ở 110V được. Lưu ý là nếu bạn đem… nồi cơm điện hay máy sấy tóc (những đồ điện cần sức nóng) từ Việt Nam qua và đổi sang điện 110V thì nồi cơm điện sẽ nấu rất lâu thì cơm mới chín và máy sấy tóc sẽ chạy rất yếu nhé 😛

Kết

Tạm thời mình chỉ nghĩ ra được danh sách 7 món này thôi. Hi vọng là đã giúp các bạn được một phần nào trong hành trang trước khi lên đường đi du học của các bạn. Chúc các bạn một chuyến đi an toàn và một cuộc sống mới thật nhiều niềm vui trên đất nước Canada “xứ lạnh tình nồng” nha <3

Leave a Comment