Ký ức Hiroshima, Nhật Bản và kinh nghiệm du lịch

Hiroshima là một thành phố mà mình đã cân nhắc rất kĩ trước khi tới thăm, bởi vì đây là thành phố gắn liền với lịch sử chiến tranh thế giới thứ 2, khi Mỹ đã thả trái bom nguyên tử (atomic bomb) đầu tiên xuống Nhật Bản. Mình rất yêu Kyoto và mình thấy thật may mắn khi Mỹ đã huỷ việc ném bom xuống thành phố xinh đẹp này, tuy nhiên, Hiroshima lại phải gánh chịu nỗi kinh hoàng ấy và mình thực sự muốn tới đây để thăm một phần lịch sử của đất nước Nhật Bản. Trước khi đi Hiroshima, mình đã nghiên cứu về tàn dư của chất phóng xạ ở Hiroshima để đảm bảo là Hiroshima an toàn khi tới thăm. Mình cũng đọc thêm hai cuốn sách ngắn về sự tàn khốc mà trái bom nguyên tử đã gây ra cho Hiroshima để làm chút “hành trang” trước khi lên đường tới đây:

||đọc|| Hiroshima (John Hersey)

||đọc|| Sadako and the Thousand Paper Cranes (Eleanor Coerr)

Phải rất lâu sau chuyến đi đầy ám ảnh này, thì hôm nay mình mới có dịp lên blog kể lại – kí ức của mình về một chuyến đi mang đầy… kí ức của nước Nhật 🙂

Chuyến đi của mình bắt đầu từ Kyoto station, mình lên tàu JR đi từ Kyoto tới Shin-Osaka, rồi từ trạm Shin-Osaka lên tàu siêu tốc/bullet train/Shinkansen đi Hiroshima. Đây là lần đầu tiên mình đi tàu shinkansen, tàu được thiết kế như máy bay, có chỗ để hành lý và có khay đồ ăn giống trên máy bay vậy đó. Chuyến tàu của mình không có đặt chỗ trước, chỉ bước lên tàu và tự đi tìm chỗ thôi nên lúc đầu mình khá lo lắng vì không tìm được chỗ ngồi, nhưng đi qua một vài khoang là cũng tìm được một chiếc ghế trống. Tàu đi siêu nhanh và siêu êm, hơn 320km từ Osaka tới Hiroshima chỉ trong vòng 1 tiếng 30 phút là tới nơi (wowww!). Giá vé tàu là hơn 10 ngàn yên (hơn $100 đô Mỹ)/một chiều nhưng quả thật là mình thấy đáng đồng tiền bát gạo và tiết kiệm thời gian rất nhiều. Mình có vé JR Kansai-Hiroshima Area Pass nên không phải trả tiền cho 2 chuyến chiều đi-chiều về (hơn 20 ngàn yên), nên lại càng thấy việc qua Nhật mà mua JR Pass tiết kiệm được rất nhiều tiền 😀 Ngoài cách đi tàu shinkansen thì bạn có thể mua vé xe bus đêm (mình có viết một bài viết về mua vé xe bus đêm Kyoto-Tokyo tại đây nếu bạn muốn tham khảo: ||travel|| Nhật Bản – kinh nghiệm đi xe bus xuyên đêm (Kyoto-Tokyo))

68369098_368659637150252_6115755704033738752_n
điều mình khoái nhất là được ăn uống trên tàu. thực ra là mình thấy mấy bác lớn tuổi ở Nhật toàn lên tàu uống bia và ăn snack nên mình bắt chước đem đồ ăn, đồ uống theo thôi 😀

Buổi sáng đầu tiên ở Hiroshima của mình là một ngày tháng 5 nắng chói chang và ấm áp – trong khi ở Kyoto một ngày hôm trước còn đang mưa ẩm và hơn lành lạnh. Hiroshima khiến mình thật bất ngờ, bởi thành phố này tập nập như một thành phố cỡ vừa, xung quanh là những ngôi nhà cao tầng, đường xá tiện nghi và hiện đại – không có vẻ gì như là một thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử hơn 70 năm trước.

DSCF3507

Mình đi bộ dọc bờ sông từ nhà trọ (mình ở trọ ở Santiago guesthouse) ra thăm Atomic Bomb Dome, và cảm thấy thành phố này thật thanh bình.

Booking.com

Phải tới lúc mình đi lại gần Atomic Bomb Dome, thì kí ức của ngày 6 tháng 8 năm 1945 mới bắt đầu hiện ra trước mắt mình…

DSCF3513

A-bomb Dome là một trong vài toà nhà duy nhất ở Hiroshima còn sót lại sau khi trái bom nguyên tử được thả xuống trên bầu trời Hiroshima và phát nổ lúc 8h15 sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945. Trước vụ nổ bom, khu vực quanh A-bomb Dome là khu vực kinh tế, chính trị sầm uất nhất ở thành phố Hiroshima. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, khu vực này không được xây dựng lại, mà được gìn giữ như một bảo tàng sống về chiến tranh.

DSCF3547
toà nhà A-bomb Dome trước và sau khi bom nổ
DSCF3540
tàn dư của chiến tranh còn sót lại giữa một thành phố hiện đại và phát triển

cây cầu bên cạnh A-bomb Dome dẫn mình tới công viên Peace Memorial Park, công viên tưởng nhớ hoà bình.

DSCF3557
mình đi dọc công viên và gặp một chiếc chuông – chiếc chuông hoà bình/Peace Bell
DSCF3553
tạm dịch nhanh: Chiếc chuông hoà bình này rất quý giá – xin vui lòng nhẹ tay – đừng đánh chuông quá mạnh – sau khi chuông đã ngừng ngân – bạn có thể tiếp tục đánh chuông
DSCF3560
DSCF3558
sau khi cả nhóm cùng nhau đánh chuông thì có một em nữ sinh đã đứng dưới chuông để lắng nghe tiếng chuông ngân

tiếp tục đi dọc công viên Peace Memorial, mình bắt gặp… ngàn chú hạc giấy ở gần tượng đài tưởng niệm nạn nhân của vụ nổ bom – Cenotaph for the A-bomb Victims. Có lẽ cả ngàn chú hạc giấy ở đây có liên quan tới câu chuyện về cô bé Sanako, một nạn nhân bị bệnh máu trắng từ chất phóng xạ của vụ nổ bom. Cô bé mong ước rằng một ngàn chú hạc giấy sẽ giúp cô bé khỏi bệnh bởi vì truyền thuyết của người Nhật cho rằng những chú hạc sống lâu tới cả ngàn năm tuổi…

DSCF3563
DSCF3564

Lúc tới tượng đài, ngoài những chú hạc giấy, mình còn rất bất ngờ khi có một nhóm các em học sinh đang có mặt tại đây, trình bày các tác phẩm tranh vẽ về hoà bình, và hát trước tượng đài để tượng niệm các nạn nhân.

DSCF3568
67669308_458303568353286_6260015881615572992_n
DSCF3573
Flame of Peace – ngọn lửa hoà bình – ngọn lửa này sẽ được đốt cháy mãi, cho tới khi vũ khí hạt nhân không còn tồn tại
DSCF3576
beautiful and meaningful design – ở góc nhìn này, ngọn lửa flame of peace và A-bomb Dome thẳng hàng với nhau, như ngọn lửa đang cháy từ trong chính toà nhà này

ở cuối công viên chính là bảo tàng Peace Memorial Museum – bảo tàng về lịch sử của trận nổ bom…

67685766_349695599314370_7763287751276888064_n
“little boy” là tên của trái bom Mỹ thả xuống Hiroshima

Bảo tàng bắt đầu bằng triển lãm với những hình ảnh của thành phố Hiroshima trước và sau cuộc nổ bom, đưa người xem đi theo những cột mốc của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 và ảnh hưởng của những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh lên thành phố này. Tiếp Theo đó là triển lãm về ảnh hưởng của vụ nổ bom lên những người dân Hiroshima.

67784315_1037321973138368_9186533827479076864_n
chiếc đồng hồ mãi mãi dừng ở 8h 15 phút, thời điểm trái bom nổ trên bầu trời Hiroshima
67487621_484213235487525_8744537695075696640_n
những người bị ảnh hưởng phóng xạ từ vụ nổ bom đã rất rất khát nước, nhưng những giọt nước mưa rơi từ trên trời xuống là những giọt nước màu đen to bự
67420832_639328486559531_1386266382013825024_n
một chiếc xe đạp ba bánh của một cậu bé bị cháy rụi
67896438_336544453915937_5585215552353206272_n
cô bé Sadako trong câu chuyện Sadako và một ngàn chú hạc giấy…

trong lòng thành phố Hiroshima yên bình lại là những mảnh kí ức rất đau thương. người Nhật vẫn tiến lên phía trước, xây dựng lại mảnh đất này từ những vụn vỡ chiến tranh, và vẫn không quên nhắc nhở nhau rằng đừng để những điều như vậy lặp lại một lần nữa.

chuyến đi Hiroshima của mình gói gọn lại trong những kí ức xa xưa như vậy đó, rất ảm ảnh, rất thật như vừa mới xảy ra mới đây thôi.

tâm trạng đang rất trĩu xuống nên mình đi ăn để thay đổi không khí chút xíu. mình thích ăn okonomiyaki, và vùng Hiroshima lại nổi tiếng với kiểu okonomiyaki nhân mì thay vì nhân bắp cải như trên Osaka, vậy nên mình đã đi thử một tiệm okonomiyaki ở đây để thưởng thức món “đặc sản” Hiroshima này.

67702268_2487580011524219_9022439108672225280_n

Ngay cạnh công viên Peace Memorial Park là tiệm ăn Nagataya chuyên các món về okonomiyaki, thiệt là tiện cả đôi đường 🙂

tiệm ăn khá rộng so với tiêu chuẩn tiệm bé xíu xiu ở Nhật, có cả quầy ăn ở ngay trước mặt đầu bếp, và cả bàn ăn với chảo nướng luôn.

67426555_382567855785606_7566633293420953600_n
nhân viên sẽ đem okonomiyaki làm sẵn ra để trên chảo cho khách hàng tự trộn sốt/sauce và mayonaise vào

menu của tiệm cũng rất là rõ ràng với hình ảnh và miêu tả bằng tiếng Anh cho khách mù tiếng Nhật như mình 🙂

mình ăn loại original, có lòng đỏ trứng gà và một lớp hành lá dày cộm lót phía dưới 😀

67595628_407465533207344_1239698123366858752_n

khi ở trên bếp thì trứng gà và hành sẽ chín thêm, lúc ăn rất vừa miệng chứ không có mùi hăng của hành, nhưng mình phải công nhận là số lượng hành làm mình thấy rất là thú vị với kiểu ăn ở vùng này.

67598077_2585924504785961_9031145746115592192_n

thế là chuyến đi Hiroshima của mình kết thúc tại đây, mình lên đường đi Miyajima ngay sau bữa ăn này – một thoáng ở Hiroshima thôi nhưng đã để lại trong lòng mình nhiều cảm xúc. nếu có ai có ý định tới Hiroshima, mình nghĩ việc tìm hiểu trước về lịch sử của thành phố này, đặc biệt là lịch sử về vụ nổ bom nguyên tử, ví dụ như qua cuốn sách Hiroshima của John Hershey, sẽ giúp chuyến đi có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Booking.com

hẹn gặp lại trong một bài viết khác 🙂

Leave a Comment