||đọc|| An Astronaut’s Guide to Life on Earth (Sổ tay phi hành gia)
Sau một chuỗi ngày đọc fiction thì mình chuyển sang đọc non-fiction – khởi đầu với cuốn An Astronaut’s Guide to Life on Earth (tựa tiếng Việt là “Sổ tay phi hành gia – Trái đất từ góc nhìn vũ trụ”).
An Astronaut’s Guide to Life on Earth là một cuốn hồi kí được viết bởi phi hành gia người Canada – Chris Hadfield. Ông là phi hành gia người Canada đầu tiên đi bộ trong vũ trụ. Trong suốt sự nghiệp phi hành gia của mình, Chris đã từng bay lên vũ trụ ba lần, trong đó lâu nhất là thời gian ông sống và làm việc, cũng như chỉ huy hoạt động trên Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS trong suốt 5 tháng 😀
Xin đính kèm video viral của Chris Hadfield – bài hát Space Oddity mà ông hát và thu âm, thu hình trên trạm vũ trụ ISS 😀
Trước khi đọc cuốn sách, mình cứ nghĩ cuốn sách sẽ viết về những điều mà Chris quan sát thấy về cuộc sống trên Trái Đất từ trạm vũ trụ ISS – bởi vì mình theo dõi facebook của Chris thì thấy ổng rất hay post mấy tấm hình chụp những thành phố, những địa điểm trên Trái Đất chụp từ ISS. 😀 Vậy nên mình khá bất ngờ khi bắt đầu đọc sách 🙂 Hoá ra… phần lớn thời gian của phi hành gia không phải là ở ngoài vũ trụ… mà là ở dưới mặt đất 😀 trong suốt hơn 20 năm sự nghiệp của mình, Chris chỉ ở ngoài vũ trụ hơn 150 ngày thôi. Cuốn sách mở ra trước mắt mình một thế giới mới về cuộc sống và công việc của một phi hành gia, không phải như mình tưởng tượng là họ chỉ bay bay ngoài vũ trụ =))))) mà là một chuỗi những tháng năm rèn luyện thể lực, rèn luyện kiến thức, và luyện tập để đương đầu với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra ở ngoài vũ trụ 🙂 Khi ở ngoài vũ trụ, một sơ xuất nhỏ cũng có thể lấy đi mạng sống của một phi hành gia. Tàu vũ trụ có thể phát nổ bất cứ lúc nào trong lúc được phóng lên quỹ đạo, bất cứ một điều gì bất thường xảy ra trên trạm vũ trụ ISS cũng có khả năng giết chết tất cả các phi hành gia v.v.
Cậu bé Chris mơ ước được làm phi hành gia từ năm 9 tuổi – và đã cố gắng từ những năm tháng mới 9 tuổi đó – để trở thành một kĩ sư máy móc, một phi công lái máy bay chiến đấu, một phi công test máy bay, và cuối cùng mới trở thành một phi hành gia sau rất nhiều vòng tuyển chọn gắt gao. Ngày Chris trở thành phi hành gia không phải là ngày ông thật sự là một phi hành gia – ông mới chỉ đủ tiêu chuẩn thôi – còn rất rất nhiều năm học hỏi và rèn luyện phía trước để ông có thể thật sự trở thành nhà du hành vũ trụ thực thụ.
Không phải là phi hành gia thì cuộc đời và sự nghiệp của họ cũng bay bổng như khi họ bay bay ngoài vũ trụ, thực chất, cuộc đời và sự nghiệp của phi hành gia là một điển hình của sự chăm chỉ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những con người như bao con người khác – không phải ở ngoài vũ trụ, mà ở chính trên trái đất này. Cuốn sách dạy cho mình rất nhiều bài học về cách xử trí trong môi trường làm việc teamwork, cách luôn cố gắng tốt nhất trong công việc nhưng không được tự cao hay coi mình là số một (aim to be a zero – phấn đấu làm một con số không), cách luôn phải cẩn trọng trong mọi hành động và biết phải xử lý như thế nào nếu tình huống xấu xảy ra, cách không được “giả dụ”, “giả sử”, “suy đoán không căn cứ” gì cả mà phải huy động mọi thông tin có thể v.v. Mình mới đi làm có hơn 5 tháng thôi – nhưng thật sự thấy đây là cuốn sách nên “gối đầu giường” để ghi nhớ những điều cần làm, những thái độ cần có với công việc, để đạt được thành công và biết đương đầu với thất bại 🙂
Có lẽ đây cũng là lý do mà cuốn sách được đặt tên là “An Astronaut’s Guide to Life on Earth” – “Hướng dẫn của phi hành gia về cuộc sống trên trái đất” 😀 Tức là những hướng dẫn rất thật của Chris về cách sống và làm việc hiệu quả như thế nào – trên chính mặt đất này chứ không phải ở đâu xa 😀 Cách đặt tên sách cũng thể hiện sự hài hước của Chris (nhờ có sự hài hước này mà mạch kể chuyện rất thú vị và vui xuyên suốt cuốn sách) – một phi hành gia ở ngoài vũ trụ mà lại đi hướng dẫn những con người trên trái đất phải sống như thế nào ư? 😀 Hehe…
(Bên lề tí: chính vì mình thấy sự thú vị trong cách đặt tên sách như thế này của Chris, mà mình thấy hơi thất vọng về tên sách tựa tiếng Việt là “Sổ tay phi hành gia – Trái đất từ góc nhìn vũ trụ” – cái tên sách như thế này diễn tả đúng cái sự “suy đoán không căn cứ” của mình trước khi đọc sách là cuốn sách này viết về Trái đất nhìn từ ngoài vũ trụ từ cái nhìn của một phi hành gia. Không, cuốn sách này viết về cách một phi hành gia hướng dẫn (hay ít nhất là kể về câu chuyện của ông để mọi người học hỏi) cách sống và làm việc hiệu quả mà bất cứ ai trên mặt đất cũng có thể học hỏi và áp dụng được vào cuộc sống của chính họ. Một tựa sách tiếng Việt rất “misleading”/”dễ gây hiểu nhầm/nhầm lẫn” cho người chưa đọc sách – mình nghĩ nếu người dịch đã đọc xong cuốn sách rồi thì nên dịch lại tên sách cho chuẩn với nội dung sách chứ nhỉ???)
Nhìn chung, An Astronaut’s Guide to Life on Earth là một cuốn sách đáng để đọc – không chỉ để hiểu về một ngành nghề đặc biệt, mà còn để thu nhận được rất nhiều bài học bổ ích từ Chris 🙂 Sách tiếng Anh khá dễ đọc, mặc dù có một số từ ngữ chuyên dụng hơi lạ 😀 nhưng nhờ có cách viết sống động và dễ hiểu của Chris mà mình thấy không gặp khó khăn nhiều, cũng không bị buồn ngủ khi đọc mà đọc rất say sưa là đằng khác 😀
Một số trích đoạn/quotes mình thích trong cuốn sách:
“To me, it’s simple: if you’ve got the time, use it to get ready. What else could you possibly have to do that’s more important? Yes, maybe you’ll learn how to do a few things you’ll never wind up actually needing to do, but that’s a much better problem to have than needing to do something and having no clue where to start.”
“Sweat the small stuff. Without letting anyone see you sweat.”
“I wasn’t destined to be an astronaut. I had to turn myself into one.”
“In my experience, fear comes from not knowing what to expect and not feeling you have any control over what’s about to happen. When you feel helpless, you’re far more afraid than you would be if you knew the facts.”
“I wasn’t lonely. Loneliness, I think, has very little to do with location. It’s a state of mind. In the centre of every city are some of the loneliest people in the world. If anything, because our whole planet was just outside the window, I felt even more aware of and connected to the seven billion other people who call it home.”
“In any new situation, whether it involves an elevator or a rocket ship, you will almost certainly be viewed in one of three ways. As a minus one: actively harmful, someone who creates problems. Or as a zero: your impact is neutral and doesn’t tip the balance one way or the other. Or you’ll be seen as a plus one: someone who actively adds value. Everyone wants to be a plus one, of course. But proclaiming your plus-oneness at the outset almost guarantees you’ll be perceived as a minus one, regardless of the skills you bring to the table or how you actually perform.”
“If you start thinking that only your biggest and shiniest moments count, you’re setting yourself up to feel like a failure most of the time.”
“My optimism and confidence come not from feeling I’m luckier than other mortals, and they sure don’t come from visualizing victory. They’re the result of a lifetime spent visualizing defeat and figuring out how to prevent it.
Like most astronauts, I’m pretty sure that I can deal with what life throws at me because I’ve thought about what to do if things go wrong, as well as right. That’s the power of negative thinking”
“That’s how I approach just about everything. I spend my life getting ready to play “Rocket Man.” I picture the most demanding challenge; I visualize what I would need to know how to do to meet it; then I practice until I reach a level of competence where I’m comfortable that I’ll be able to perform. It’s what I’ve always done, ever since I decided I wanted to be an astronaut in 1969, and that conscious, methodical approach to preparation is the main reason I got to Houston. I never stopped getting ready. Just in case.”
“Square astronaut, round hole. But somehow, I’d managed to push myself through it, and here was the truly amazing part: along the way, I’d become a good fit. It had only taken 21 years.”
Reblogged this on " chân chạm đất".